Lá lốt có mặt trong đời sống của chúng ta hàng ngày với nhiều công dụng khác nhau, có thể ăn, có thể trị bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người còn chữa hôi chân bằng lá lốt tại nhà. Thực hư về phương pháp này tác dụng ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu lá lốt trị hôi chân như thế nào nhé!
Hôi chân do những nguyên nhân nào?
Hôi chân đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau chủ yếu do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh tiết ra mồ hôi làm chân ẩm ướt kết hợp với vi khuẩn, nấm do vệ sinh cá nhân kém tạo ra mùi hôi khó chịu. Và do cơ địa của mỗi người vì theo nghiên cứu người da dầu và da nhờn dễ bị mắc nhiều hơn so với người da khô hoặc da thường.
Bên cạnh đó, có những nguyên nhân do bệnh, có thể gặp căng thẳng, stress và hoạt động nhiều tạo ra mồ hôi. Những người mắc một số chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường hay béo phì dẫn đến máu lưu thông kém, chân dễ bị nhiễm trùng gây ra mùi hôi.
Do đó, để trị hôi chân người ta thường sử dụng lá lốt. Bởi trong Đông y, lá lốt có đặc tính hơi cay, vị nồng, làm ấm trừ lạnh, giảm đau, đưa khí đi xuống, nên thường được trị đau nhức xương khớp, ra nhiều mồ hôi, trị hôi nách, mụn nhọt, nhức đầu, đau răng… Loại cây này được trồng ở nhiều nơi và khi sử dụng chúng ta có thể tận dụng cả thân, rễ và lá.
Chữa hôi chân bằng lá lốt tại nhà thực hiện ra sao?
Lá lốt có những cách trị hôi chân, bao gồm: Uống và xông hơi, ngâm chân. Mỗi cách việc thực hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Uống lá lốt: Dùng cả rễ, thân và lá rửa sạch và cắt ra khoảng 2 đốt ngón tay, đem phơi khô. Sau đó, phân loại rễ, thân, lá để sao riêng cho ngả màu vàng đều rồi trộn lại với nhau.
Sau khi khô rải lên nền đất sạch cho nguội tự nhiên,che vải để tránh bụi trong 2 ngày rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày khi uống bạn đun sôi 30g dược liệu với 500ml nước khoảng 15 phút. Có thể uống thay nước lọc liên tục 1 tuần, ngưng 5 ngày và tiếp tục uống thêm 1 tuần nữa.
Xông hơi và ngâm chân: Chúng ta lấy rễ lá lốt, tốt nhất là cây già, cắt nhỏ và cho vào nồi, thêm 1 lít nước và muối đun sôi trong 15 phút. Sau đó, tắt bếp dùng khăn phủ lên nồi, xông chân khoảng 30 phút. Khi nước nguội ngâm chân vào nước khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi ngủ, liên tục trong vài tháng sẽ hết mồ hôi chân.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng lá lốt tươi để xông và ngâm chân, cách làm tương tự như trên. Hoặc dùng lá lốt ăn sống, chế biến các loại món ăn hàng ngày cũng có tác dụng tương tự.
Ngoài ra, một số cách ngâm chân bằng các nguyên liệu khác như: Ngâm nước ấm, muối và xác trà; xoa lòng bàn chân bằng bột quế; xông bàn chân bằng ngải cứu… Lưu ý với những cách này nên thực hiện từ 2-3 lần/ngày, khoảng 10-15 phút và có hiệu quả nhất vào mùa lạnh.
Chữa hôi chân bằng lá lốt có những lưu ý gì?
Đối vơi việc chữa hôi chân có những bước quan trọng mà bạn nên lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, cần rửa lá lốt với muối để sát trùng, sạch khuẩn. Vì nếu lá lốt không được làm sạch, khi uống vào hoặc ngâm chân sẽ không mang lại hiệu quả. Đặc biệt là chúng ta không uống lá lốt quá 100g mỗi ngày.
Đối với những trường hợp hôi chân nhẹ thì có thể áp dụng cách trị bằng lá lốt và kiên trì khoảng 1 tháng sẽ thấy sự khác biệt, mồ hôi giảm dần. Đồng thời trong quá trình điều trị, chúng ta nên vệ sinh sạch sẽ đôi chân của mình bằng nước pha với các dung dịch, dược liệu sát khuẩn, giúp đôi chân khô thoáng tránh ẩm ướt. Thường xuyên giặt tất, giày để tránh dơ bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Chữa hôi chân bằng lá lốt giúp ngăn chặn mồ hôi tiết ra đáng kể. Nhưng đối với những trường hợp nặng, uống hay ngâm chân hoài mà vẫn không hết thì bạn nên đến những cơ sở chuyên môn để điều trị. Bởi nếu không trị tận gốc dễ khiến tình trạng chân bị viêm nhiễm nặng hơn, hoặc làm chúng ta mất tự tin mỗi khi phải đi chân trần.
Thông tin liên hệ:
- SEOULSPA.VN – CHUỖI SPA LÀM ĐẸP HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM
- Hotline: 1800 3333 – Website: cachtrihoinach.com.vn/ – Email: [email protected]
Bình luận