Nên tắm lá gì cho trẻ sơ sinh trắng da, ngừa rôm sảy


Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ là một trong những phương pháp nuôi con được nhiều bà mẹ bỉm sữa sử dụng. Nhưng tắm lá gì cho trẻ sơ sinh trắng da, khỏe mạnh, giảm các nguy cơ bệnh da liễu… vẫn là câu hỏi khiến nhiều người phải băn khoăn. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ trả tất cả các thắc mắc liên quan đến loại lá, cách nấu nước và một vài chú ý khi sử dụng nước lá tắm.

Có nên nấu nước lá để tắm cho trẻ không?

Nấu nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là truyền thống văn hóa lâu đời của ông cha ta. Trong quan niệm của người xưa, nước lá không chỉ giúp trẻ có làn da sạch sẽ, trắng nõn và mịn màng mà còn hỗ trợ xua đuổi tà ma củng những điều không may mắn.

Cho đến ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy nước lá tắm có tác động tích cực lên sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị hăm hoặc rôm sảy, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi chuyên dụng, bác sĩ còn khuyên mẹ nên sử dụng một số loại lá để nấu nước tắm. Vừa mang đến hiệu quả nhanh vừa hạn chế trẻ tiếp xúc với hóa chất quá sớm.

Nhiều bác sĩ thường khuyên mẹ nấu nước lá tắm để hỗ trợ điều trị khi trẻ các bệnh ngoài da
Nhiều bác sĩ thường khuyên mẹ nấu nước lá tắm để hỗ trợ điều trị khi trẻ các bệnh ngoài da

Nên tắm lá gì cho trẻ sơ sinh trắng da?

Mỗi loại lá đều có công dụng, ưu và nhược điểm riêng. Ngoài ra, cách sơ chế và nấu nước cũng không hoàn toàn giống nhau. Để có thể tận dụng tối đa dưỡng chất và nhanh chóng đạt đến hiệu quả điều trị mong muốn, cha mẹ cần phải có kiến thức và áp dụng đúng cách.

Tắm cho em bé bằng lá trà xanh

Từ xưa, lá trà xanh (hay lá chè) đã được các mẹ, các ngoại dùng để nấu nước tắm cho con cháu trong nhà. Tính kháng khuẩn mạnh là chìa khóa giúp giải quyết các vấn đề da liễu như rôm sảy, viêm nhiễm, mụn nhọt…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị từ 50 – 100g lá trà, sau đó lặt lá và rửa sạch. Mẹ có thể ngâm là trong nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn lớp thuốc trừ sâu còn sót lại.
  • Bước 2: Đun lá trà với 1 – 1.5 lít nước, ngay khi nước sôi thì tắt bếp và đậy nắp lại ủ trong 15 phút.
  • Bước 3: Mẹ có thể dùng nước trà nguyên chất hoặc pha với nước vòi để tắm cho trẻ.
  • Bước 4: Sau khi tắm, mẹ lau khô người và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
Nước lá trà còn hỗ trợ trẻ thư giãn và ngủ sâu giấc hơn
Nước lá trà còn hỗ trợ trẻ thư giãn và ngủ sâu giấc hơn

Dùng lá tía tô tắm cho trẻ

Trong tía tô có chứa nhiều nhóm hợp chất có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn như tinh dầu Perillaldehyd, Axit Rosmarinic, Apigenin… Không chỉ làm dịu các vết rôm sảy và chàm sữa, tía tô còn giúp trẻ có một làn da mềm mại, trắng hồng và thơm mát.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 80 – 100g lá tía tô, sau đó lặt bớt cành, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng trong 10 – 15 phút.
  • Bước 2: Cho lá tía tô vào nồi cùng 1 lít nước rồi đun sôi.
  • Bước 3: Pha nước tía tô với nước lạnh cho đến khi đạt đến nhiệt độ phù hợp. Sau khi tắm bằng nước tía tô, em cần tắm lại cho bé với nước ấm.
Mẹ chỉ nên tắm nước lá tía tô cho trẻ từ 1 - 2 lần/tuần
Mẹ chỉ nên tắm nước lá tía tô cho trẻ từ 1 – 2 lần/tuần

Tắm trắng cho bé bằng lá khế

Lá khế là một trong những loại lá có khả năng điều trị viêm da và rôm sảy vô cùng hiệu quả. Ngoài việc “xử lý” các loại bệnh ngoài da, lá khế còn có thể gia tăng sức đề kháng cho trẻ nhờ vào các hợp chất Proanthocyanidins, Terpenoid, vitamin C…

Cách thực hiện

  • Bước 1: Lá khế lặt sạch, sau đó rửa nhiều lần dưới vòi nước và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Mẹ có thể đun sôi lá khế với 1 lít nước rồi pha với nước vòi để tắm cho bé. Hoặc đơn giản hơn, mẹ giã nát lá khế để lấy nước cốt sau đó hòa cùng với nước sôi nguội và tắm cho trẻ như bình thường.
  • Bước 3: Mẹ dùng nước ấm tắm lại cho trẻ và lau khô kỹ bằng khăn mềm.
Lá khế có thể gây kích ứng nên mẹ cần thử trước trên một vùng da nhỏ trước khi tắm cho trẻ
Lá khế có thể gây kích ứng nên mẹ cần thử trước trên một vùng da nhỏ trước khi tắm cho trẻ

Dưỡng trắng da cho bé bằng lá trầu không

Nên tắm lá gì cho trẻ sơ sinh trắng da? Chắc chắn không thể bỏ qua lá trầu không – một loại lá vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng các bà mẹ bỉm sữa. Lá trầu giúp làn da của trẻ trở nên trắng hồng, chữa lành các vết côn trùng cắn, đồng thời hỗ trợ trẻ thư giãn, giảm các triệu chứng khó chịu và quấy khóc.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không, sau đó rửa sạch nhiều lần để loại bỏ các hóa chất độc hại.
  • Bước 2: Tương tự như các loại lá khác, mẹ cũng đun sôi lá trầu với nước, sau đó pha với nước vòi để tắm cho trẻ.
  • Bước 3: Mẹ dùng khăn lau người cho trẻ, sau khi nước nguội bớt mới cho trẻ ngâm mình trong bồn tắm khoảng 5 – 7 phút.
  • Bước 4: Lau khô người và mặc quần áo cho trẻ, đảm bảo trẻ đủ ấm và cảm thấy thoải mái.
Lá trầu không có mùi hương dễ chịu, rất phù hợp để giúp trẻ thư giãn
Lá trầu không có mùi hương dễ chịu, rất phù hợp để giúp trẻ thư giãn

Công thức tắm trắng bằng lá ngải cứu cho bé

Tương tự như lá trầu không, lá ngải cứu cũng nổi tiếng với tính khuẩn mạnh và giảm đau hiệu quả. Không chỉ giảm các cảm giác khó chịu, ngải cứu sẽ nhanh chóng xử lý các vết mẩn đỏ, rôm sảy và mụn nhọt xuất hiện trên làn da của trẻ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bó ngải cứu lớn, sau đó rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 7 – 10cm.
  • Bước 2: Đun ngải cứu với 1 lít nước, khi thấy nước sôi tăm và nước trong nồi chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Bước 3: Pha loãng nước ngải cứu rồi lau người cho trẻ. Sau khi nước nguội bớt, mẹ có thể cho trẻ ngồi vào chậu trong 5 – 7 phút.
  • Bước 4: Làm sạch cho trẻ bằng nước ấm, sau đó lau khô người bằng khăn mềm và mặc quần áo.

Dùng nước mướp đắng tắm cho bé trắng da

Mướp đắng vừa có tính mát vừa có tính đắng, vậy nên chúng có thể hỗ trợ làm sạch da, giảm mẩn ngứa và các nốt mụn nhọt trên cơ thể. Ngoài ra, mướp đắng còn giàu vitamin và khoáng chất, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị từ 2 – 3 quả mướp đắng, sau đó rửa sạch, bỏ ruột và bào mỏng.
  • Bước 2: Đun sôi mướp đắng với 1.5 lít nước, sau khi nước sôi thì đậy nắp kín và tiếp tụ ủ trong 10 phút.
  • Bước 3: Mẹ pha loãng nước để tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong, mẹ cần tắm lại cho trẻ với nước ấm và lau khô người cẩn thận để tránh bị cảm hoặc nhiễm lạnh.
Mẹ cũng có thể cho thêm lá mướp đắng vào nấu cùng để tăng tính hiệu quảMẹ cũng có thể cho thêm lá mướp đắng vào nấu cùng để tăng tính hiệu quả
Mẹ cũng có thể cho thêm lá mướp đắng vào nấu cùng để tăng tính hiệu quả

Nước vỏ bưởi tắm cho bé

Mẹ có thể tận dụng phần vỏ bưởi sót lại để nấu nước tắm hàng tuần cho trẻ. Ngoài công dụng điều trị bệnh ngoài da, tinh dầu từ vỏ bưởi còn có thể giúp trẻ khỏe hơn, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các loại bệnh cơ hội theo mùa như cảm lạnh, ho, sổ mũi…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Phơi khô vỏ bưởi dưới nắng hoặc sử dụng nồi chiên không dầu/lò vi sóng để làm khô vỏ bưởi. Công đoạn này giúp vỏ bưởi có thể bảo quản lâu hơn.
  • Bước 2: Cho vỏ bưởi vào nồi và đun sôi với 1 – 1.5 lít nước. Đậy nắp trong quá trình đun để tinh dầu không bay mất.
  • Bước 3: Pha nước vỏ bưởi với nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Mẹ có thể lau cả phần đầu cho trẻ để kích thích mọc tóc.
  • Bước 4: Tắm lại với nước ấm và lau khô người cho trẻ bằng khăn mềm.
Mẹ có thể cho thêm một chút muối vào nồi khi nấu vỏ bưởi để tăng tính sát khuẩn và kháng viêm
Mẹ có thể cho thêm một chút muối vào nồi khi nấu vỏ bưởi để tăng tính sát khuẩn và kháng viêm

Các lưu ý cần nhớ khi cho trẻ sơ sinh tắm nước lá

Dưới đây là các lưu ý quan trọng mà mẹ cần chú ý khi sử dụng các loại nước lá để tắm cho trẻ:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá để nấu nước tắm cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép của các chuyên gia và bác sĩ nhi.
  • Không cắt thuốc điều trị của trẻ và thay bằng nước lá khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Hãy nhớ, khi trẻ ốm, thuốc là phương pháp điều trị chính và nên được ưu tiên trước khi sử dụng nước tắm.
  • Nên chọn nguyên liệu hữu cơ và không có thuốc trừ sâu, chú trọng vào quy trình làm sạch lá trước khi nấu nước tắm cho trẻ.
  • Thử trước nước trên một vùng da nhỏ trên người trẻ. Sau khi đảm bảo trẻ không bị dị ứng mới sử dụng để tắm toàn thân.
  • Khi xuất hiện dấu hiệu kích ứng, cần ngưng sử dụng và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất.
  • Không sử dụng nước lá để tắm khi trên da của trẻ có vết thương hở, xước, chảy máu, nhiễm trùng…
  • Sau khi tắm cần lau khô, sử dụng phấn rôm và mặc các loại quần áo thoáng mát. Hạn chế ôm trẻ quá nhiều lần trong ngày để tránh hầm bí.
Mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ phụ trách trước khi dùng nước lá để tắm cho bé
Mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ phụ trách trước khi dùng nước lá để tắm cho bé

Hy vọng 7 cái tên xuất hiện trong bài viết đã có thể thỏa mãn nhu cầu của các bà mẹ bỉm sữa về vấn đề tắm lá gì cho trẻ sơ sinh trắng da. Tuy các loại lá đều rất tốt cho làn da của trẻ nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng quá mức. Theo nhiều chuyên gia, tần suất sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần được xem là phù hợp nhất.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan