“Ăn tỏi có bị hôi nách không?” là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, vì tỏi vốn là một món gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Với nhiều lợi ích về sức khoẻ nhưng lại có mùi khá nồng. Liệu đây có phải là nguyên nhân gây ra mùi hôi vùng dưới cánh tay không?
Ăn tỏi có bị hôi nách không?
Để trả lời cho câu hỏi “ăn tỏi có bị hôi nách không?”, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao mùi hôi nách lại xuất hiện trên cơ thể nhé. Nguyên nhân mùi hôi nách hình thành là do tuyến mồ hôi nằm dưới cánh tay hoạt động mạnh mẽ, khiến mồ hôi tiết ra nhiều. Từ đó khiến vùng nách trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, sinh sôi và gây nên mùi hôi nách cực kỳ khó chịu.
Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh hôi nách như: di truyền từ bố hoặc mẹ, sự thay đổi hormone, vệ sinh vùng nách không sạch sẽ, chế độ ăn uống không hợp lý,…
Vì thế, việc ăn tỏi không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi nách. Nó chỉ khiến tình trạng hôi nách trở nên trầm trọng hơn đối với những người đang có bệnh lý về mùi cơ thể thôi.
Trong tỏi có lượng tinh dầu cùng mùi khá nặng kết hợp cùng axit sunfuric có trong dạ dày sẽ tạo nên khí lưu huỳnh thoát ra khỏi cơ thể qua lỗ chân lông. Và nách cũng là một vị trí mà những chất này thoát ra cộng thêm độ ẩm, mồ hôi và mùi cơ thể có sẵn khiến bạn có cảm giác nách bị hôi nhiều hơn.
Tuy nhiên, đó chỉ là đối với những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh hôi nách mà thôi, còn với những người chưa từng bị bệnh này thì việc ăn tỏi không hề gây ra mùi hôi khó chịu.
Không chỉ có tỏi, các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như: tiêu, gừng, ớt,…cũng khiến các tuyến mồ hôi phát triển mạnh mẽ. Vì thế, để hạn chế mùi hôi, tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều những thực phẩm này. Vậy là bạn đã có thể giải đáp được những thắc mắc về việc ăn tỏi sống có hôi nách không rồi nhé.
Cách trị hôi nách bằng tỏi
Dùng tỏi ta trị hôi nách
Ngoài là món gia vị truyền thống của các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tỏi ta còn là vị thuốc trị bệnh vô cùng linh hoạt và hiệu quả trong Đông Y. Với nhiều hoạt chất tự nhiên như Allicin, tỏi có khả năng diệt khuẩn và kháng sinh thậm chí còn cao hơn penicillin.
Chính vì thế mà nước tỏi ngoài khả năng trị các bệnh viêm trong và viêm ngoài như: thuỷ đậu, nấm da, cúm, thấp khớp và các bệnh đường tiêu hoá, còn có thể tiêu diệt các loại vị khuẩn ở vùng da dưới cánh tay, giúp giảm mùi hôi khó chịu mang lại vùng da sạch sẽ.
Trị hôi nách bằng tỏi kết hợp với rượu
Được tạo nên từ cồn và dễ bay hơi, rượu trắng thường được dùng để sát khuẩn. Không chỉ vậy, rượu trắng còn có khả năng ức chế mùi hôi ở nách. Vì thế, khi kết hợp với tỏi, đây sẽ là một phương pháp vô cùng hiệu quả để khử mùi hôi cơ thể, giúp da trắng sáng và thu nhỏ lỗ chân lông.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn cần lau rửa vùng da nách.
- Sau đó dùng bông y tế thấm rượu, lau qua nách để rượu bay hơi kéo theo nhiệt, bã nhờn cùng vi khuẩn ở tầng trên cùng của da biến mất.
- Cuối cùng dùng nước ép tỏi đã chuẩn bị sẵn cho vào vùng da dưới cánh tay để tấn công sâu vào nơi trú ngụ của vi khuẩn gây mùi.
- Mát xa từ 8 – 10 phút và rửa lại với nước sạch.
Trị hôi nách với rượu tỏi
Rượu tỏi là loại rượu được ngâm cùng với tỏi trong một khoảng thời gian nhất định để hoà tan các chất lại với nhau, tạo nên vị thuốc có tính cay nồng, oxi hoá và sát khuẩn cực cao. Đây vốn đã là một bài thuốc dân gian cực hiệu quả trong việc trị viêm, trị mụn, viêm khớp và khử mùi.
Cách thực hiện:
- Xoa rượu tỏi lên nách và giữ trong khoảng 5-8 phút.
- Sử dụng nước ấm để rửa lại.
Trị hôi nách bằng tỏi kết hợp cùng mật đà tăng
Mật đà tăng là loại bột xuất hiện ở các lò luyện vàng bạc lâu năm, có màu vàng cam. Mật đà tăng là vị thuốc có tính cay, có khả năng trị tàn nhang, động kinh, sát khuẩn và trị lở loét,…Khi bạn sử dụng kết hợp với tỏi, sẽ mang lại hiệu quả cao kể cả với hôi nách mãn tính.
Cách thực hiện:
- Sơ chế tỏi, bóc vỏ rồi nghiền hoặc giã nhỏ trộn với một ít bột mật đà tăng cho đến khi thu được hỗn hợp sánh có màu cam nhạt.
- Vệ sinh vùng da nách khô thoáng
- Đắp hỗn hợp lên nách, sau đó dùng băng gạc cố định lại và để qua đêm để thuốc có thể tiếp xúc với vi khuẩn trong thời gian dài.
Dùng tỏi tây để trị hôi nách
Tỏi tây hay còn được gọi là hoa – rô là một loại thực phẩm cùng thuộc họ Alliaceae với hành tây và tỏi. Tuy có lá và củ lớn hơn rất nhiều lần so với hành và tỏi ta vì có nguồn gốc ngoại nhập, nhưng cũng giống như tỏi, tỏi tây có khả năng sát khuẩn mạnh, kích thích cơ thể thải độc tố, giúp trị chứng bệnh hôi nách dai dẳng.
Cách thực hiện:
- Để trị hôi nách bằng tỏi tây, ta chỉ sử dụng phần củ trắng.
- Làm sạch phần củ và đem đi giã đến khi nhuyễn.
- Đổ nước nóng xâm xấp vào phần tỏi đã giã nhuyễn và hãm trong nửa giờ.
- Dùng bông thấm đẫm chất lỏng này hoặc thoa trực tiếp lên vùng da nách.
- Sau khoảng 5-8 phút thì rửa sạch lại với nước.
- Kiên trì sử dụng vài lần mỗi tuần để thấy được kết quả.
Lưu ý khi ăn tỏi để không bị hôi nách
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi “ăn tỏi có bị hôi nách không?” là không. Tuy nhiên đối với những bạn đã có sẵn mùi cơ thể không mong muốn ở vùng da dưới cánh tay thì cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây để tránh làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng tỏi cũng như một số thực phẩm, gia vị có nguy cơ gây mùi nhé.
Tránh kết hợp tỏi với các thực phẩm tạo mùi khác
Bản chất tỏi đã là một loại gia vị có mùi khá nồng do có chứa gốc lưu huỳnh, đây chính là nguyên nhân mà có rất nhiều bạn thắc mắc rằng “ăn tỏi có bị hôi nách không?”.
Vì thế, khi ăn kết hợp với một số thực phẩm hay gia vị có tính tạo mùi khác như: mắm, dấm, mít, sầu riêng, các loại thực phẩm giàu đạm, nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn,…tỏi sẽ giải phóng nhiều gốc lưu huỳnh hơn khi đi qua dạ dày và bị tiêu hóa bởi dịch tiết, làm mùi hôi cơ thể trở nên nặng hơn.
Tránh sử dụng tỏi băm
Trong mỗi tép tỏi sẽ chứa acid amin, lưu huỳnh không mùi alliin và enzym alinase. Nhưng khi tỏi bị nghiền nát thì alliin tiếp xúc với alinase và tạo thành allicin.
Vì thế, nếu bạn đem nấu tỏi chưa băm nhuyễn thì enzym sẽ mất tác dụng không thể tạo thành allicin gây mùi hôi.
Còn nếu bạn sử dụng tỏi đã băm nhuyễn để nấu ăn, hàm lượng allicin vẫn còn đến 60% trong tỏi, khiến tình trạng hôi nách trầm trọng hơn.
Vệ sinh vùng nách sạch sẽ sau khi ăn tỏi
Sau khi ăn tỏi, nếu cảm nhận được nách bắt đầu có mùi, bạn cần nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ vùng da này bằng cách tắm hay lau sạch. Sau đó, bạn có thể dùng lăn khử mùi để hạn chế mùi cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần chọn các loại lăn khử mùi không cồn, ít hương liệu, không có màu và được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên để tránh gây ra sự pha trộn mùi cũng như ố vàng cho phần áo ngay vùng nách.
Uống sữa sau khi ăn tỏi
Các chất béo có trong sữa sẽ giúp trung hòa lưu huỳnh cũng như phá vỡ các enzym gây mùi. Nhờ vậy mà ức chế được các mùi hôi khó chịu.
Uống nhiều nước sau khi ăn tỏi
Uống nhiều nước có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như thanh lọc cơ thể, giảm cân, giải nhiệt. Ngoài ra, nước cũng có thể làm trung hoà các chất gây mùi của tỏi. Vì thế nhớ uống nhiều nước sau khi ăn tỏi nhé.
Ăn các loại hoa quả tạo mùi thơm
Bên cạnh các loại thức ăn gây mùi như: tỏi, dấm, hành,…Vẫn có các loại hoa quả có thể tạo mùi thơm cho cơ thể như: nho, quýt, dứa, cam…để giảm mùi do tỏi gây ra nhé.
Trị mùi hôi ở nách bằng nguyên liệu thiên nhiên
Để tránh gây ra mùi hôi khi ăn tỏi, bạn có thể sử dụng một số các biện pháp dân gian từ các nguyên liệu tự nhiên như: phèn chua, lá ổi, khoai tây, muối sống, chanh,…Khi sử dụng các loại nguyên liệu này, cơ thể bạn sẽ được thoải mái hơn khi mà lượng mồ hôi ở vùng nách tiết ra ít hơn hẳn.
Không chỉ vậy các thành phần nguyên liệu từ thiên nhiên này cũng có khả năng sát khuẩn, loại bỏ các ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm tồn tại ở vùng da dưới cánh tay. Tuy nhiên những phương pháp tự nhiên này thường chỉ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ.
Chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin về nguyên nhân gây ra hôi nách cũng như trả lời cho câu hỏi “ăn tỏi có bị hôi nách không?” thông qua bài viết trên. Hy vọng bạn đã tìm được cách trị hiệu quả và phù hợp với cơ thể mình nhé!
Bình luận